Bí Tích Hôn Phối Ý Nghĩa Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thực Hiện Trong Nhà Thờ

Bí Tích Hôn Phối Ý Nghĩa Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thực Hiện Trong Nhà Thờ

              Đối với Người Công Giáo cử hành Bí Tích Hôn Phối trong ngôi thánh đường là một sự cần thiết về cả phương diện giáo luật và thiêng liêng về sự giao ước giữa hai người nam và nữ. Lời thề hứa mà cả hai trao cho nhau được thể hiện trước mặt Thiên Chúa qua sự chứng giám của vị Linh Mục – thừa tác viên đại diện Thiên Chúa và Giáo Hội. Khi đó Bí Tích Hôn Phối không chỉ cho riêng hai người nam và nữ đó mà nó còn thể hiện sự giao ước liên kết giữa Thiên ChúaCon Người

             Thánh lễ Hôn phối hay Bí tích hôn phối là lễ cưới được tổ chức ở nhà thờ của người Công giáo. Đối với những cặp đôi theo đạo Thiên Chúa thì Thánh lễ Hôn phối mới là lễ cưới chính thức, còn lễ gia tiên ở nhà chỉ là nghi thức truyền thống của người Việt.

Quy Trình Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ Hay Đám Nói Đúng Chuẩn

Quy Trình Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ Hay Đám Nói Đúng Chuẩn

            Lễ Dạm Ngõ là một trong những lễ truyền thống của người Việt Nam. Đây là nghi thức đầu tiên trong toàn bộ quy trình Cưới Hỏi của người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng Lễ Dạm Ngõ là gì và có ý nghĩa như thế nào. Trước khi tìm hiểu Lễ Dạm Ngõ là gì, có thể bạn sẽ đôi chút lạ lẫm.

           Vì Lễ Dạm Ngõ là tên gọi ở miền Bắc, trong khi đó, miền Trung sẽ gọi là Lễ Đi Nói, miền Nam sẽ gọi là  Lễ Bỏ RượuLễ Dạm Ngõ được xem là bước đệm đầu tiên để gia đình hai bên có cơ hội tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, cũng như nề nếp gia phong của nhau.

Lễ Nạp Tài Là Gì Nên Chuẩn Bị Sính Lễ Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Lễ Nạp Tài Là Gì Nên Chuẩn Bị Sính Lễ Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

             

               Vào thời điểm hiện nay, chuyện thách cưới không quá nặng nề như lúc xưa nữa. Đa phần, Nhà Gái sẽ không đưa ra yêu cầu cụ thể về sính lễ mà để Nhà Trai tùy ý quyết định cho phù hợp với gia cảnh và hoàn cảnh hai. Có một suy nghĩ thoáng như vậy nên đã góp phần giúp cho Lễ Nạp Tài mang nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Đầu tiên, Lễ Nạp Tài như là một lời tri ân dành cho đấng sinh thành của cô dâu vì công ơn tạo tác, dưỡng dục nên Cô Dâu có được như ngày hôm nay.

              Thứ hai, Nhà Trai muốn chia sẻ một phần nào đó về chi phí tổ chức Đám Cưới với của Nhà Gái thông qua buổi Lễ Nạp Tài.

              Thứ ba, Nhà Gái cũng chỉ nhận cho đúng lệ rồi sau đó sẽ có lời phát biểu và tặng lại số tiền này cho hai vợ chồng son có vốn tích lũy. Do đó, suy cho cùng tiền nạp tài chính là số tiền hai gia đình để dành cho con, khi mới thành gia lập thất cũng có được một chút vốn để xây dựng tổ ấm, hoặc làm ăn nếu cần.